Những bước tiến dài của ngành thép Việt Nam
Tăng trưởng ngành thép Việt Nam những năm gần đây đều ở mức hai con số. Sản lượng sản xuất thép thô (phôi thép) của doanh nghiệp trong nước vào năm 2021.
Tăng trưởng ngành thép Việt Nam những năm gần đây đều ở mức hai con số. Sản lượng sản xuất thép thô (phôi thép) của doanh nghiệp trong nước vào năm 2021 là 23 triệu tấn, cao gấp 4,6 lần sản lượng năm 2011 và gấp hơn 70 lần năm 2001.
Trước đây, mỗi năm Việt Nam nhập khẩu toàn bộ HRC, nhiều triệu tấn thép dài, thép xây dựng, phôi thép. Tuy nhiên với sự đầu tư lớn, doanh nghiệp trong ngành đang dần giúp Việt Nam tự chủ nguồn thép, giảm nhập khẩu, và tăng dần giá trị thép Việt Nam xuất khẩu ra toàn thế giới.
Sản lượng sản xuất thép thô gấp hơn 70 lần trong 20 năm
Thời gian qua, ngành thép Việt Nam đã phát triển vượt bậc cả về quy mô sản xuất cũng như chủng loại sản phẩm. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, năm 2000, tổng công suất phôi toàn ngành chỉ đạt khoảng 300.000 tấn, sản xuất thép thành phẩm chỉ đạt 2,4 triệu tấn. Quy mô sản xuất của các nhà máy rất nhỏ, dây chuyền thiết bị lạc hậu. Các nhà máy cán thép hầu hết phải nhập phôi thép từ các nước, chủ yếu là Trung Quốc, để cán ra thép xây dựng phục vụ thị trường.
Năng lực sản xuất thép thô của Việt Nam tăng mạnh từ 2010 trở lại đây, tương đồng với quá trình đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực thép của Hòa Phát
Từ năm 2010 trở lại đây, ngành thép Việt Nam như được thay da đổi thịt. Khi nhu cầu về thép tăng cao, các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư theo chiều sâu các dự án nhằm đáp ứng cao nhất cho sự phát triển kinh tế đất nước.
Vì vậy, một số dự án sản xuất thép có quy mô lớn, thiết bị hiện đại, đầu tư theo chiều sâu, khép kín đã được hình thành và đưa vào hoạt động, thu hút sự quan tâm từ các ngành trọng điểm khác như cơ khí, xây dựng, quốc phòng, ….
Các doanh nghiệp sản xuất thép Việt Nam, trong đó nổi lên là Tập đoàn Hòa Phát, rất “chịu chi” khi liên tiếp đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng để xây dựng các Khu liên hợp sản xuất gang thép lớn, phát triển các sản phẩm thép có chất lượng, không chỉ được thị trường trong nước và thế giới ưa chuộng mà còn giúp Việt Nam tự chủ hơn trong các sản phẩm thép, thay thế hàng nhập khẩu.
Tăng trưởng ngành thép Việt Nam những năm gần đây đều ở mức hai con số. Sản lượng sản xuất thép thô (phôi thép) của doanh nghiệp trong nước đã tăng trưởng vượt bậc, đạt khoảng 23 triệu tấn vào năm 2021, gấp hơn 70 lần so với cách đây 20 năm. Tổng sản lượng thép thành phẩm các loại 2021 đạt khoảng 30 triệu tấn. Công suất này toàn toàn đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.
Vị trí của thép Việt trong Top 20 quốc gia có sản lượng thép thô lớn nhất thế giới
Ngành thép Việt Nam được đánh giá có tốc độ phát triển rất mạnh trong khu vực, đến nay đã vươn lên đứng thứ 13 thế giới. Đây là thành tích vượt bậc đối với thép Việt Nam trên bản đồ ngành công nghiệp thép thế giới.
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI) Đào Phan Long nhận định, những năm 2000, ngành thép Việt Nam còn rất non trẻ, công nghệ lạc hậu, nhỏ lẻ, phân tán nhưng đến nay đã có bước tiến rất dài cả về quy mô, sản lượng và công nghệ tương đương tầm cỡ thế giới. Các doanh nghiệp đã tự chủ sản xuất được thép cuộn cán nóng, thép chuyên dụng chất lượng cao, thép rút dây, thép lõi que hàn, thép dự ứng lực, … thay thế hàng nhập khẩu. Điều này cho thấy, tính ưu việt của công nghệ, hệ thống dây chuyền thiết bị của doanh nghiệp thép trong nước hiện nay đã tiên tiến hơn, bắt kịp trình độ của thế giới, giúp tối ưu hóa giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, đồng thời kiểm soát tốt các vấn đề môi trường.
Trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, năm 2021, Việt Nam vẫn xuất khẩu được hơn 14 triệu tấn thép, thu về hơn 12,7 tỷ USD, đóng góp lớn nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Sản phẩm thép của Việt Nam đã có mặt ở hơn 30 quốc gia khu vực và thế giới. Điều này đã giúp ngành thép Việt Nam lần đầu vượt mốc kỷ lục về xuất khẩu và gia nhập top các nước xuất khẩu thép đạt kim ngạch hơn 10 tỷ USD.
Theo báo cáo mới đây từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong 5 tháng đầu năm 2022, sản lượng thép thô sản xuất đạt gần 9,6 triệu tấn, giảm nhẹ so với cùng kỳ. Tổng lượng thép thành phẩm các loại đạt 14 triệu tấn, tăng 5,5% so với 5 tháng đầu năm 2021. Bán hàng thép thành phẩm đạt 12,9 triệu tấn, tăng 7,9% so với cùng kỳ. Trong đó xuất khẩu đóng góp 3 triệu tấn, tăng gần 10%, tập trung vào thị trường ASEAN, EU, Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản…
“Cánh chim đầu đàn” thép Việt có gì?
Năm 2001, Tập đoàn Hòa Phát bắt đầu triển khai Nhà máy đầu tiên trong lĩnh vực thép xây dựng. Trong 21 năm qua, Tập đoàn Hòa Phát đã có những bước phát triển vượt bậc trong lĩnh vực gang thép và các sản phẩm liên quan. Với 8,5 triệu tấn/năm, năng lực sản xuất thép thô của Hòa Phát tăng 28 lần so với năm 2003, đưa Hòa Phát thành nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam, tương đương vị trí trong Top 50 nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới. (Theo công bố của Worldsteel 2022).
Năng lực sản xuất thép thô của Hòa Phát gia tăng nhanh chóng, đặc biệt từ năm 2010 đến nay
Năm 2007, Hòa Phát tái cơ cấu hoạt động theo mô hình Tập đoàn, trong đó thép là lĩnh vực chính. Sản lượng thép xây dựng năm 2007 đạt 233.000 tấn, tăng 30% so với 2006 và góp mặt trong Top 5 doanh nghiệp có thị phần lớn nhất.
Tháng 8/2007, Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát tại Hải Dương chính thức được khởi công trên quy mô 132ha, được chia làm 3 giai đoạn với tổng công suất ban đầu là 1,7 triệu tấn. Đây là dự án sản xuất gang thép khép kín quy mô lớn từ quặng sắt đến phôi thép, thép xây dựng đầu tiên của Tập đoàn Hòa Phát.
Quý II/2016, Khu liên hợp này hoàn thành và chạy đồng bộ cả 3 giai đoạn, nâng tổng công suất thép xây dựng Hòa Phát lên hơn 2 triệu tấn/năm. Ngay trong năm 2016, lần đầu tiên thép Hòa Phát vượt qua Tổng công ty Thép Việt Nam và vươn lên dẫn đầu thị trường thép xây dựng với sản lượng 1,8 triệu tấn, thị phần 22%.
Và để tăng trưởng trong dài hạn, Tập đoàn Hòa Phát đã quyết định đầu tư dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất (Quảng Ngãi) từ tháng 3/2017. Với quy mô trên 5 triệu tấn/năm, Khu liên hợp được chia làm 2 giai đoạn, sản xuất 2,6 triệu tấn phôi thép, thép xây dựng, thép cuộn chất lượng cao và 3 triệu tấn thép cuộn cán nóng mỗi năm.
Sau 4 năm, toàn bộ dự án đã hoàn thành và đi vào hoạt động đồng bộ vào tháng 1/2021. Từ thời điểm này, năng lực sản xuất thép thô của Hòa Phát đã vượt qua Formosa Hà Tĩnh để trở thành nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á.
Nhờ sản lượng ngày càng cao và ổn định của Khu liên hợp Dung Quất, thị phần thép xây dựng Hòa Phát đã tăng mạnh mẽ từ 1% vào năm 2002 lên hơn 35% hiện nay, dẫn đầu thị trường Việt Nam.
Bên cạnh thép xây dựng, ống thép Hòa Phát cũng chiếm thị phần dẫn đầu cả nước với năng lực sản xuất 1 triệu tấn/năm. Tôn mạ Hòa Phát dù mới ra thị trường từ năm 2018 nhưng hiện đã lọt Top 5 thị phần nhà sản xuất lớn nhất Việt Nam.
Đặc biệt, từ năm 2020, Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất đã cho ra đời sản phẩm thép cuộn cán nóng, đưa Tập đoàn thành doanh nghiệp nội địa đầu tiên sản xuất được loại thép công nghiệp có giá trị gia tăng cao này.
Nhận định về vai trò của Hòa Phát với ngành thép Việt Nam, ông Lê Chí Phúc, Tổng Giám đốc Quỹ Đầu tư SGI cho biết: “Trước đây, mỗi năm Việt Nam nhập khẩu toàn bộ HRC, nhiều triệu tấn thép dài, thép xây dựng, phôi thép. Từ 2021, HPG trở thành nhà sản xuất thép thô lớn nhất tại Việt Nam, cũng là top Đông Nam Á. Hòa Phát sản xuất từ thượng nguồn là quặng thô ra tới thành phẩm, giúp doanh nghiệp trong ngành tự chủ nguồn HRC, phôi thép, thay thế nhiều tỷ USD nhập khẩu, và tăng dần giá trị thép Việt Nam xuất khẩu ra toàn thế giới. Việc lớn nhất HPG đã làm được là giúp Việt Nam không còn phụ thuộc nhiều vào thép nhập khẩu, đặc biệt từ Trung Quốc”.
Kế hoạch 5 năm tới, Hòa Phát đang chuẩn bị triển khai dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 với công suất 5,6 triệu tấn thép HRC/năm. Dự kiến khi hoàn thành vào năm 2025, Hòa Phát sẽ đạt sản lượng 14 triệu tấn/năm, lọt Top 30 doanh nghiệp thép lớn nhất thế giới. Bên cạnh đó, Tập đoàn còn triển khai nhiều dự án khác để tối ưu hóa chuỗi giá trị sản xuất thép, áp dụng những thành tựu công nghệ mới nhất, hướng tới sản xuất xanh và số hóa hoạt động sản xuất kinh doanh.
It comes just weeks before the European Commission is set to outline its plan to slash its reliance on Russian gas. The bloc will outline a raft of measures, from speeding up the roll out of renewables to cutting red tape for wind and solar farms, while also kicking off a campaign for consumers to save energy. Possible measures to curb recent electricity market volatility are also being considered.
Russia’s invasion of Ukraine and fears of a potential cutoff from gas — which made up around 40% of imports to the bloc before the war — has spurred the EU to seek other sources of fossil fuels as well as put in place measures to speed up the transition in the long run. In 2021, the EU had around 166 gigawatts of installed solar capacity, according to BloombergNEF.
It comes just weeks before the European Commission is set to outline its plan to slash its reliance on Russian gas. The bloc will outline a raft of measures, from speeding up the roll out of renewables to cutting red tape for wind and solar farms, while also kicking off a campaign for consumers to save energy. Possible measures to curb recent electricity market volatility are also being considered.
Russia’s invasion of Ukraine and fears of a potential cutoff from gas — which made up around 40% of imports to the bloc before the war — has spurred the EU to seek other sources of fossil fuels as well as put in place measures to speed up the transition in the long run. In 2021, the EU had around 166 gigawatts of installed solar capacity, according to BloombergNEF.
It comes just weeks before the European Commission is set to outline its plan to slash its reliance on Russian gas. The bloc will outline a raft of measures, from speeding up the roll out of renewables to cutting red tape for wind and solar farms, while also kicking off a campaign for consumers to save energy. Possible measures to curb recent electricity market volatility are also being considered.
Russia’s invasion of Ukraine and fears of a potential cutoff from gas — which made up around 40% of imports to the bloc before the war — has spurred the EU to seek other sources of fossil fuels as well as put in place measures to speed up the transition in the long run. In 2021, the EU had around 166 gigawatts of installed solar capacity, according to BloombergNEF.
It comes just weeks before the European Commission is set to outline its plan to slash its reliance on Russian gas. The bloc will outline a raft of measures, from speeding up the roll out of renewables to cutting red tape for wind and solar farms, while also kicking off a campaign for consumers to save energy. Possible measures to curb recent electricity market volatility are also being considered.
Russia’s invasion of Ukraine and fears of a potential cutoff from gas — which made up around 40% of imports to the bloc before the war — has spurred the EU to seek other sources of fossil fuels as well as put in place measures to speed up the transition in the long run. In 2021, the EU had around 166 gigawatts of installed solar capacity, according to BloombergNEF.
It comes just weeks before the European Commission is set to outline its plan to slash its reliance on Russian gas. The bloc will outline a raft of measures, from speeding up the roll out of renewables to cutting red tape for wind and solar farms, while also kicking off a campaign for consumers to save energy. Possible measures to curb recent electricity market volatility are also being considered.
Russia’s invasion of Ukraine and fears of a potential cutoff from gas — which made up around 40% of imports to the bloc before the war — has spurred the EU to seek other sources of fossil fuels as well as put in place measures to speed up the transition in the long run. In 2021, the EU had around 166 gigawatts of installed solar capacity, according to BloombergNEF.
It comes just weeks before the European Commission is set to outline its plan to slash its reliance on Russian gas. The bloc will outline a raft of measures, from speeding up the roll out of renewables to cutting red tape for wind and solar farms, while also kicking off a campaign for consumers to save energy. Possible measures to curb recent electricity market volatility are also being considered.
Russia’s invasion of Ukraine and fears of a potential cutoff from gas — which made up around 40% of imports to the bloc before the war — has spurred the EU to seek other sources of fossil fuels as well as put in place measures to speed up the transition in the long run. In 2021, the EU had around 166 gigawatts of installed solar capacity, according to BloombergNEF.